Tin tức khởi nghiệp, giới trẻ kinh doanh

Breaking

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

tháng 8 15, 2020

Cảng Quảng Ninh: T&T Group sở hữu 98% vốn sau cổ phần hóa, chào sàn Upcom ngày 18/8


Cảng Quảng Ninh sẽ chính thức chào sàn UpCOM vào ngày 18/8 tới sau khi đã bị phạt nặng vì chậm trễ lên sàn.

SGDCK Hà Nội mới đây đã có thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu của CTCP Cảng Quảng Ninh lên giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán CQN.


Theo đó hơn 50 triệu cp tương đương vốn điều lệ khoảng 500 tỷ đồng của CQN sẽ giao dịch đầu tiên vào thứ Ba (18/8). Với giá tham chiếu 12.200 đồng/cp, công ty được định giá hơn 610 tỷ đồng. Biên độ giá trong ngày đầu tiên là 7.320 đồng/cp – 17.080 đồng/cp.



Trước đó hồi đầu năm UNCBKNN đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Cảng Quảng Ninh số tiền 350 triệu đồng do Cảng Quảng Ninh đã không đăng ký giao dịch chứng khoán. Được biết Cảng Quảng Ninh đã trở thành công ty đại chúng trước ngày 01/01/2016 (thời điểm Thông tư số 180/2015/TT-BTC ngày 13/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết có hiệu lực).

Theo hồ sơ đăng ký giao dịch trên UpCOM mới được Cảng Quảng Ninh công bố thì tính đến 25/5, T&T là cổ đông nắm giữ cổ phần lớn nhất của công ty với hơn 49,2 triệu cp tỷ lệ 98,33%. Ông Đỗ Quang Hiển hiện là Chủ tịch của Tập đoàn T&T.



Đáng chú ý kể từ khi về tay "bầu Hiển", tình hình kinh doanh của Cảng Quảng Ninh có sự tiến bộ rõ rệt. Trước 2014 mỗi năm Cảng Quảng Ninh chỉ thu về vài trăm tỷ đồng doanh thu và chỉ vài tỷ đồng lợi nhuận thì kể từ 2015 đến nay doanh thu của CQN cải thiện đáng kể đặc biệt là năm 2018 doanh nghiệp có doanh thu bứt phá lên đến 5.040 tỷ đồng và báo lãi trước thuế 94 tỷ đồng – cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.


Năm 2020, các chỉ tiêu kinh doanh của CQN đều tăng nhẹ so với thực hiện 2019 theo dó doanh thu khai thác cảng biển dự kiến đạt 418 tỷ đồng và LNTT đạt 80,5 tỷ đồng. Riêng cổ tức dự kiến chỉ ở mức 10% thay cho tỷ lệ 16% thực hiện trong năm 2019. https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là lấy ngành hàng thức ăn chăn nuôi làm trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, duy trì sản lượng xuất khẩu dăm gỗ, viên gỗ nén cao nhất cả nước, hàng thức ăn chăn nuôi cao nhất miền Bắc, đẩy mạnh dịch vụ logistics nhằm khai thác tối đa lợi thế sẵn có của cảng.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

tháng 8 14, 2020

Mỹ và EU dần mở cửa, hàng Việt sẽ khởi sắc hơn



(PLO)- Do xuất siêu nhiều nên Việt Nam đang thặng dư thương mại tốt dẫn đến nguồn ngoại tệ dồi dào, qua đó, giúp ổn định tỉ giá.

Theo con số công bố mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7, Việt Nam xuất siêu gần 2,8 tỉ USD, cao hơn nhiều so với mức ước tính của Tổng Cục Thống kê công bố trước đó là 1 tỉ USD.
Sự chênh lệch này là do kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính cao hơn ước tính. Trong đó điện thoại di động và linh kiện là 26,2 tỉ USD so với ước tính 25,6 tỉ USD; máy tính và điện tử là 23,5 tỉ USD so với ước tính 23,1 tỉ USD; máy móc và thiết bị là 12,7 tỉ USD so với ước tính 12,4 tỉ USD. 


Với kết quả mới này, thặng dư thương mại của 7 tháng đầu năm tăng mạnh lên 8,4 tỉ USD.

Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nhiều đến tình hình giao thương của các quốc gia, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan, Malaysia đều có xuất khẩu suy giảm từ 20-40% thì việc xuất khẩu tăng trưởng 1,5% trong 7 tháng đầu năm là diễn biến rất đáng khích lệ đối với Việt Nam. 


Với việc các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU đã và đang dần mở cửa lại nền kinh tế, kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tích cực hơn trong hai quý cuối năm.
Bảo Việt dự báo tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam cho cả năm 2020 sẽ ở mức 3-5%. 

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

tháng 8 13, 2020

SCMP: USD sụt giảm có thể là dấu hiệu nguy hiểm thực sự vào thời điểm này


Sự sụt giảm chung hiếm thấy của đồng tiền hùng mạnh hàng đầu thế giới có thể đánh chìm các thị trường tài chính và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu. Những sự kiện gần đây cho thấy đồng đô-la Mỹ có thể đã bị xói mòn ngay từ nội địa khi Hoa Kỳ rút lui khỏi các nghĩa vụ quốc tế và nền kinh tế trong nước bị suy yếu bởi đại dịch COVID-19.

Sự êm đềm không bình thường bao trùm các thị trường tài chính sau đại dịch COVID-19 đang bị khuấy động bởi những dấu hiệu đáng ngại cho thấy đồng đô-la Mỹ đang gặp khó khăn. Đây không chỉ là vấn đề về thời điểm từ bỏ rủi ro hoặc chênh lệch lợi nhuận như một số ý kiến nhận định. Một điều gì đó căn bản hơn đang thực sự diễn ra. kinh doanh gì với 200 triệu

Điều khiến cho sự biến động của đồng đô-la Mỹ trở nên đặc biệt đáng lo ngại là đồng tiền quan trọng bậc nhất này đang sụt giảm không chỉ đối với những bản vị như vàng và bạc, mà còn đối với nhiều thước đo giá trị khác, bao gồm các đồng tiền quan trọng trên thế giới. Một sự sụt giảm chung của đồng tiền mạnh nhất thế giới rất hiếm khi xảy ra.


Đồng đô-la Mỹ đang ở mức thấp nhất trong hai năm so với giỏ tiền tệ. Tuyên bố của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell ngày 29/7 rằng cơ quan này sẽ duy trì chính sách tiền tệ được nới lỏng, ít nhất tới cuối năm nay cũng báo trước sự tiếp tục suy yếu của đồng đô-la Mỹ.

Kể cả khi đồng tiền dự trữ và giao dịch chính đang không thực sự lung lay, thì sự biến động của nó cũng cho thấy những kịch bản mà đồng tiền này phải chia sẻ vị trí cực điểm với các đồng tiền khác, thể hiện một trạng thái bất ổn của chính đồng tiền này.

Nhiều chuyên gia cho rằng đồng đô-la Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị trí tối quan trọng trên toàn thế giới, khi mà đồng Euro không có khả năng mang lại sự thách thức thực sự, và Trung Quốc đang thận trọng trong việc gỡ bỏ các biện pháp kiểm soát tỷ giá Nhân dân tệ, còn đồng yên Nhật thực sự không phải là một đối thủ nặng ký.

Tuy nhiên, những sự kiện gần đây thể hiện rằng đồng đô-la Mỹ đang suy yếu từ chính bên trong nước Mỹ, khi quốc gia này đang rút lui ngày càng nhiều khỏi các nghĩa vụ quốc tế và nền kinh tế của Mỹ cũng đang gặp suy thoái. Trong tình cảnh này, một phần trong rất nhiều nhà xuất khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc có thể bị thuyết phục chấp nhận nhiều giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ hơn.

Như một số chuyên gia nhận định, sự sụt giảm của đồng đô-la Mỹ cơ bả    n phản ánh hiện thực rằng các nhà quản lý tài chính đang từ bỏ đồng tiền tệ của Mỹ để kiếm lợi nhuận khi lợi nhuận thực tế hoặc lợi nhuận được điều chỉnh theo lạm phát đối với các chứng khoán dựa vào USD đạt mức 0 hoặc thậm chí âm.

Đây chắc chắn là một yếu tố nhưng rõ ràng có nhiều thứ về sự sụt giảm này, bên cạnh lợi nhuận. Như đã nói ở trên, lòng tin và niềm tin vào các đồng tiền tệ với vai trò là các thước đo giá trị và là các phương tiện trao đổi không đủ mạnh để được thuyết phục rằng nguồn cung của họ hầu như là vô tận.

Điều này sẽ đánh chìm các thị trường tài chính và làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu khi các thị trường tài chính tiếp tục vô tình trượt giá nhưng không ổn định trên những sự hỗ trợ mỏng manh của đồng đô-la Mỹ, bất kể dưới dạng mua vào trái phiếu chính phủ, các khoản vay cứu trợ, tráo đổi tiền tệ, hay những đợt bơm thanh khoản khác.

Chính sách tiền tệ bất thường đã kiểm tra độ tin cậy của những người không thoải mái về sự sẵn của quá nhiều sự hỗ trợ "miễn phí". Trước hết, các lãi suất đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử hoặc thậm chí bằng 0, các ngân hàng trung ương hút sạch chứng khoán trên thị trường và rồi các chính phủ bắt đầu phát tiền khắp nơi.https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam

Động cơ đằng sau tất cả những động thái này là nhu cầu duy trì tổng cầu, nâng cao giá trị tài sản và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hệ thống tài chính. Nhưng theo lời chuyên gia Hung Tran từ tổ chức nghiên cứu Atlantic Council tại Washington, các ngân hàng trung ương đang liều mạng tạo ra tâm lý ỷ lại khi đóng vai một bên cho vay "chốt chặn" quá hăng hái.

Như ông đã lưu ý trong nghiên cứu gần đây, "cái bẫy" này "xuất hiện khi những bên tham gia thị trường nhận thấy quá ít hoặc hầu như không có hậu quả của việc chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn quá mức, vì họ tin rằng họ sẽ được bảo vệ nếu mọi thứ trở nên tồi tệ".

Những động thái sau dịch COVID-19 của các ngân hàng trung ương giúp bình ổn thị trường, chuẩn bị cho quá trình hồi phục kinh tế. Nhưng sau các đợt nới lỏng tiền tệ lớn trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, những động thái này đã "củng cố niềm tin của thị trường rằng [các ngân hàng trung ương] sẽ [luôn] thực hiện các biện pháp chính sách để bảo vệ thị trường tài chính khỏi các tổn thất trên diện rộng".

Vì vậy, cũng không bất ngờ khi mọi người không quá lo ngại về những vấn đề nghe có vẻ trừu tượng như tâm lý ỷ lại trong lúc những rủi ro sức khỏe trực tiếp hơn như dịch Covid-19 đang hoành hành và chiếm trọn tâm điểm của sự chú ý cũng như các cuộc tranh luận trên toàn thế giới.

Nhưng những rủi ro tài chính đang lên không chỉ đến từ các chính sách về lãi suất và các biện pháp điều tiết tiền tệ khác. Các ngân hàng trung ương đã cho phép các chính phủ cấp vốn cho các chương trình kích thích tài khóa lên tới 11 nghìn tỷ USD trong thời kỳ đại dịch, làm gia tăng tổng nợ chính phủ lên đến 70 nghìn tỷ USD, theo đánh giá của Viện Tài chính Quốc tế.

Theo lý thuyết tiền tệ hiện đại, đây không hẳn là một vấn đề quá nghiêm trọng vì đối với những quốc gia như Hoa Kỳ, nơi họ có thể phát hành các đồng tiền quốc tế lớn, thì phát hành nợ công chỉ đơn giản là một "giao dịch kế toán" giữa chính phủ và ngân hàng trung ương. Khi được giải phóng khỏi các hạn chế về phát hành tiền để trả nợ, các chính phủ có thể tùy ý phát hành nợ tràn lan và biện minh cho điều đó bởi nhu cầu duy trì tổng cầu.

Điều này mang chúng ta quay trở lại với đồng đô-la, khi mà các thị trường xem một đồng tiền bị sụt giảm ít có giá trị hơn tờ giấy mà chúng được in lên. Các thị trường đang mua các kim loại quý để thay vào đó, cùng với các tiền tệ khác ngoài đồng đô-la. Điều này là rất nguy hiểm vì nhiều thứ có thể bị kéo giảm theo đồng đô-la, từ dự trữ và thương mại toàn cầu, cho tới các giao dịch ngân hàng – tài chính và hàng hóa các loại.

Nước Mỹ có thể trở thành kẻ thua cuộc lớn nhất. Đặc quyền tham vọng mà quốc gia này được hưởng nhờ đồng đô-la là đồng tiền toàn cầu có nghĩa là nước Mỹ không phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán khi họ nhập khẩu bằng đồng tiền của mình. Nhưng cũng có thể đồng đô-la sẽ đi theo một con đường có tương lai mờ mịt giống như đồng bảng Anh.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

tháng 8 11, 2020

TikTok dọa khởi kiện ông Trump, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ đàn áp doanh nghiệp Trung Quốc

TTO - Ứng dụng chia sẻ video TikTok cảnh báo sẽ có hành động pháp lý tại Mỹ để phản đối sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump cấm các công ty Mỹ giao dịch làm ăn với ByteDance, công ty mẹ của TikTok.

Biểu tượng ứng dụng TikTok trên màn hình điện thoại - Ảnh: AFP

Theo hãng tin AFP, trong thông cáo phát đi hôm nay 7-8, công ty TikTok cho biết: "Chúng tôi sẽ theo đuổi mọi giải pháp có thể để đảm bảo các nguyên tắc pháp luật không bị bỏ qua, và để công ty chúng tôi cũng như người dùng nếu không được chính quyền thì cũng được các tòa án Mỹ đối xử công bằng".

Trong diễn biến liên quan, Bắc Kinh hôm nay 7-8 cũng đã lên tiếng phản ứng, cáo buộc Washington đã "đàn áp" các doanh nghiệp Trung Quốc sau khi Tổng thống Donald Trump công bố sắc lệnh hạn chế hoạt động của hai mạng xã hội lớn của Trung Quốc là TikTok và WeChat.




Sắc lệnh hành pháp của ông Trump, có hiệu lực sau 45 ngày nữa, sẽ cấm mọi đối tượng thuộc quyền tài phán của Mỹ, giao dịch làm ăn với các công ty là chủ sở hữu của TikTok và WeChat. Tổng thống Mỹ giải thích hai mạng xã hội này tiềm ẩn nguy cơ với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Mỹ.

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói "nước Mỹ luôn viện lý do an ninh quốc gia và thường lợi dụng quyền lực quốc gia của họ để đàn áp bất công với các công ty không phải của Mỹ".

"Đây là kiểu hành xử bá quyền và Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó", ông Uông nói tại cuộc họp báo.https://dautusieuloinhuan29.com/1-ty-dau-tu-gi/

Ông Uông Văn Bân khẳng định Bắc Kinh sẽ bảo vệ mọi quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc và phía Mỹ sẽ phải chịu mọi hậu quả từ những hành động của họ, tuy nhiên không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

tháng 8 10, 2020

Nữ CEO xinh đẹp Vivimoon Hàn Quốc: “Để kinh doanh, trong người phải có máu liều!"

Ở tuổi 27, không chỉ sở hữu ngoại hình xinh đẹp, có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ, nữ doanh nhân trẻ Thúy Trịnh còn mang đến nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều người trẻ vượt qua giới hạn, chinh phục bản thân để thành công.

- Là người gắn bó với lĩnh vực này 8 năm và đưa TH Vivimoon về Việt Nam, tại sao chị Thúy quyết định bắt đầu với kính áp tròng mà không phải bất kỳ lĩnh vực nào khác? Chắc hẳn có câu chuyện hoặc kỉ niệm đặc biệt nào phía sau đúng không ạ?

Mọi thứ cũng tình cờ thôi. Năm 2 đại học Thúy được bạn cho 5 đôi lens. Lúc đó chưa quen sử dụng lens nên cả tuần hí hoáy mới đeo được 1 chiếc, nghĩ để không thì phí nên Thúy đăng lên mạng bán lại. Không ngờ có rất nhiều bạn hỏi mua, Thúy mới thấy sản phẩm này hot mà cũng dễ bán thế là hào hứng đăng tiếp. Lúc đầu thì gom 5-10 đôi bán, sau lên 20 đôi rồi dần dần mở rộng quy mô lớn hơn. Cuối cùng là có Vivimoon như hôm nay.
Doanh nhân trẻ Thúy Trịnh – Giám đốc điều hành thương hiệu Vivimoon tại Việt Nam

- Bắt đầu kinh doanh từ những năm đại học, cho đến bây giờ chị ađã có được thành công nhất định khi mà Vivimoon luôn là thương hiệu kính áp tròng Hàn Quốc được giới trẻ Việt Nam yêu thích. Vậy để đạt được những thành công đó bí quyết của chị Thúy là gì ạ?

Thúy luôn nghĩ rằng những gì mà bản thân mình cũng như Vivimoon có được chưa phải thành công mà chỉ là chút thành tựu nhỏ. Vivimoon được mọi người ủng hộ bản thân Thúy rất vui và cũng tự nhủ còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.


Thúy không có bí kíp để thành công thì phải làm cái nọ, làm cái kia. Từ trải nghiệm cá nhân mình nghĩ, muốn bắt đầu kinh doanh trong người cũng phải có máu “liều”. Năm 2014, Thúy bắt đầu kinh doanh lens Thái Lan. Sinh viên năm 3 nhưng một mình đi máy bay sang Thái tìm nguồn hàng để nhập. Sau đó biết đến Vivimoon Hàn Quốc, gom được 100 triệu tiền vốn Thúy chuyển hết để nhập hàng, mặc dù chưa hiểu rõ lắm về đối tác. Giờ nghĩ lại cũng thấy liều thật, nhưng nếu không làm thì không có ngày hôm nay (cười).

Thêm nữa, Thúy luôn đề cao việc “học”, rèn luyện từ 4 kênh. Thứ nhất là từ trường lớp, thầy cô, tham gia các khóa học bài bản. Thứ hai là học từ những người đi trước, nhìn từ thành công lẫn thất bại của người ta để rút kinh nghiệm. Thứ ba là từ sách vở, đọc càng nhiều thì càng thu nạp được nhiều kiến thức. Cuối cùng là học từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để hình thành thói quen tốt, ngay từ cái cách mình sinh hoạt đúng giờ hoặc quyết tâm dậy sớm tập thể dục cũng rèn tính kỉ luật cho bản thân.


- Trong quá trình xây dựng và phát triển Vivimoon, chị mong muốn khách hàng sẽ nhớ điều gì nhất về thương hiệu của mình?

Thúy luôn muốn khách hàng khi tới Vivimoon không chỉ có được sản phẩm tốt nhất mà còn trải nghiệm văn hóa: trung thực, tử tế, sáng tạo. Đây là văn hóa Vivimoon áp dụng cho cả đồng nghiệp, đối tác, xã hội và bản thân. Nhiều người thắc mắc yếu tố “bản thân” được hiểu như thế nào khi tuyên bố của các công ty khác không có. Chúng ta thường hướng ra bên ngoài mà ít quan tâm đến chính bản thân mình, lại hay dằn vặt mình mỗi khi làm sai. Thói quen đó không hề tốt. Khi phát triển Vivimoon Thúy muốn văn hóa ngoài áp dụng cho ba đối tượng trên thì mỗi nhân viên cần thực hành với chính mình trước. Từ mỗi cá nhân đến cả tập thể đều làm được như vậy thì ắt văn hóa Vivimoon sẽ lan tỏa đến khách hàng. 

CEO Thúy Trịnh chia sẻ về văn hóa công ty trong sự kiện ra mắt Lens cho mắt thở từ Vivimoon 

Hơn nữa, điều Thúy mong là thực hiện được sứ mệnh của mình: Thực tế Thúy thất rất nhiều người có tiền đó nhưng không hạnh phúc, nghèo nàn về tư duy, không biết bản thân thích gì, cần làm gì. Cuộc sống như thế rất khổ. Do đó mà bản thân mình luôn nghĩ sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân trước, cân bằng cuộc sống từ đó giúp đỡ nhiều người hơn, đặc biệt là phụ nữ, bằng lời khuyên và trải nghiệm của mình để họ không chỉ thành công mà phải thành công trong hạnh phúc, xinh đẹp.

- Làm kinh doanh chắc chắn lợi nhuận là yếu tố rất quan trọng. Chị Thúy nghĩ sao về điều này?

Đúng, kinh doanh tất nhiên phải có lợi nhuận. Nhưng với Thúy không phải lúc nào lợi nhuận cũng đặt lên đầu, muốn thương hiệu phát triển bền vững thì cần đặt chữ tâm vào đó, với cả đối tác lẫn khách hàng. Có như vậy thì họ mới gắn bó với mình.https://nhatnamgroup.asia/


- Nhiều bạn trẻ cho rằng những người khởi nghiệp kinh doanh thành công thường là tấm gương nghèo vượt khó, hoặc cần xuất thân gia đình giàu có. Ý kiến của chị như thế nào và có lời gì nhắn nhủ tới các bạn?


Thúy không cho là vậy. Bản thân Thúy là một người bình thường, không phải hoàn cảnh vượt khó nhưng cũng không phải xuất chúng. Quan trọng là ở mình có muốn phát triển, dám vượt qua chính bản thân mình để thành công hay không. Người bình thường như Thúy có thể phát triển được thì các bạn khác cũng vậy. Nếu bạn có xuất phát điểm cao hơn thì bạn còn có thể làm được nhiều thứ hơn nếu cố gắng. Do đó mà cứ tin vào chính mình, thích cái gì đừng ngại thử, ngại thất bại thì sẽ có ngày đạt được mơ ước.

Xin cảm ơn chị Thúy với những thông tin chia sẻ hữu ích ngày hôm nay!

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

tháng 8 06, 2020

Galaxy Note20 có giá chính thức từ 23.9 đến 32.9 triệu đồng tại Việt Nam

Galaxy Note20 series sẽ đến tay người dùng Việt Nam vào ngày 21/8 tới.

Ngay sau khi công bố trên toàn thế giới, Samsung mới đây cũng đã công bố Galaxy Note20 tại thị trường Việt Nam. Đúng theo tinh thần của mùa dịch COVID-19, Samsung không tổ chức sự kiện ra mắt hoành tráng như mọi năm, thay vào đó là công bố thông tin về sản phẩm trực tiếp trên website của mình.


Như thông tin chúng tôi đã đưa, Samsung sẽ bán ra ba phiên bản Galaxy Note20 tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh hai phiên bản Galaxy Note20 và Note20 Ultra sử dụng mạng 4G, Samsung sẽ còn bán ra mẫu Note20 Ultra hỗ trợ mạng 5G nhằm đón đầu xu thế.


Galaxy Note20 Ultra (công ty Nhật Nam)

Mức giá cụ thể và những phiên bản màu sắc của từng model như sau:

- Galaxy Note20: 23.990.000 VNĐ (Đồng Ánh Kim Huyền Bí, Xanh Huyền Bí, Xám Huyền Bí)

- Galaxy Note20 Ultra: 29.990.000 VNĐ (Đồng Ánh Kim Huyền Bí, Đen Huyền Bí, Trắng Huyền Bí) 

- Galaxy Note20 Ultra 5G: 32.990.000 VNĐ (Đồng Ánh Kim Huyền Bí)


Người dùng đã có thể đặt hàng Galaxy Note20 series từ ngày hôm nay tại các hệ thống bán lẻ điện thoại trên toàn quốc. Máy sẽ chính thức đến tay người dùng vào ngày 21/8 tới.

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

tháng 7 27, 2020

Nhà mạng nhắn tin 'dọa' để ép khách đổi SIM 3G?

TTO - Nhiều thuê bao di động phản ảnh đang bị nhà mạng 'dọa', đưa tin nhắn dễ gây nhầm lẫn để người tiêu dùng chuyển từ SIM 3G lên SIM 4G trong khi họ chưa thực có nhu cầu...

Có thuê bao còn cho rằng mình nhận được tin nhắn của nhà mạng khiến anh có suy nghĩ sắp tắt sóng 3G, phải chuyển lên SIM 4G nếu muốn tiếp tục sử dụng điện thoại.

Đủ cách mời gọi đổi SIM 3G lên 4G



Theo phản ảnh, rất nhiều người dùng hiện nay đã và đang được các nhà mạng "ráo riết" nhắn tin, mời gọi, thậm chí có chút "chiêu" khi thông báo để khách đổi từ SIM chỉ hỗ trợ mạng 3G lên SIM hỗ trợ mạng 4G. https://nhatnamgroup.asia/

Chẳng hạn, "MobiFone xin thông báo: số xxx chưa cập nhật đầy đủ thông tin theo Nghị định 49 của Chính phủ, kính mời quý khách mang CMND đến cập nhật thông tin tại cửa hàng/đại lý: http://hochiminh.mobifone.vn, thay ngay SIM 4G miễn phí khi cập nhật thông tin...", hay "SIM của quý khách đã đến thời điểm bảo hành: để bảo đảm chất lượng dịch vụ, vui lòng đến cửa hàng Viettel để đổi SIM 4G miễn phí (giữ nguyên số, danh bạ, cuộc gọi)"...

Nhiều người tiêu dùng cho rằng cách nhắn tin này không rõ ràng, thậm chí cho rằng nhà mạng đang dùng "thuyết âm mưu" để khiến khách hàng phải tham gia chương trình khuyến mãi của họ. 

"Tôi nhận tin nhắn thấy bảo thuê bao mình chưa cập nhật đủ thông tin theo quy định pháp luật nên lo bị cắt, phải vội chạy ra cửa hàng để bổ sung. Đến nơi mới biết thông tin mình đã đầy đủ, nhân viên chỉ đổi SIM 4G miễn phí cho mình. Thấy SIM dùng đã rất lâu mà đổi lên 4G lại hỗ trợ tốc độ truy cập cao hơn nên tôi đồng ý dù biết mình đã trúng "chiêu thức" của nhà mạng" - anh Thanh Phong (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) kể lại.

Nhiều lần nhận được tin nhắn của nhà mạng mời gọi đổi SIM từ 3G lên 4G nhưng anh Quang Lâm (Q.Thủ Đức, TP.HCM) không quan tâm vì cho rằng SIM hiện đang dùng rất ổn, gói cước Internet 3G vẫn xài ngon. 

"Tôi dùng SIM này đã nhiều năm nay và xài ổn định. Nhân viên nhà mạng còn nhiều lần gọi điện cho tôi đề nghị đổi lên SIM 4G với rất nhiều tiện lợi và khuyến mãi gì đó nhưng tôi hơi e ngại. Hơn nữa, SIM hiện tại đang xài rất tốt nên tôi không có nhu cầu chuyển đổi" - anh Lâm cho biết. 

Tuy nhiên, có thuê bao còn phản ảnh bị nhân viên nhà mạng gọi điện "hù" sẽ tắt sóng mạng 3G trong thời gian tới, hoặc thẻ SIM bị hủy nếu không đi đổi SIM lên 4G sẽ không còn dùng mạng di động được nữa...

Không có chuyện bắt buộc đổi lên 4G

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện nhà mạng MobiFone giải thích SIM điện thoại theo tiêu chuẩn của tổ chức viễn thông quốc tế ETSI/3GPP có 2 loại là USIM và SIM GSM thường. 

Trong giai đoạn đầu cung cấp dịch vụ 2G/3G, nhà mạng cấp SIM GSM cho phép khách hàng sử dụng mạng 2G, 3G. 

Tuy nhiên, khi triển khai 4G, tiêu chuẩn công nghệ bắt buộc phải có USIM. Do vậy khách hàng cần đổi sang loại thẻ SIM mới tích hợp cả chức năng SIM GSM và USIM để có thể dùng được cả ba công nghệ 2G, 3G, 4G. 

"Việc đổi SIM 4G sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng thêm cơ hội tiếp cận với nền tảng công nghệ 4G, tăng tốc độ truy cập Internet lên gấp 10 lần so với mạng 3G. Kèm theo đó là cơ hội được trải nghiệm các gói dịch vụ siêu hấp dẫn trên nền tảng 4G..." - đại diện MobiFone cho biết.

Tuy vậy, đại diện MobiFone thừa nhận trong trường hợp người dùng không đổi sang SIM 4G, họ vẫn được tiếp tục sử dụng SIM 3G với các tính năng như cũ và không bị ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, SIM 4G bảo mật, an toàn hơn do được sử dụng thuật toán mới để ngăn chặn hoạt động nghe lén và bảo mật cuộc gọi, danh bạ cũng như dữ liệu lưu chuyển trên mạng an toàn hơn. 

Ngoài ra, SIM 4G còn có danh bạ điện thoại lưu được hàng nghìn số, trong mỗi số có thể lưu kết hợp các thông tin khác như email, liên hệ dự phòng...

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2020

tháng 7 26, 2020

Câu chuyện Tiktok báo hiệu thế giới đang bước vào một cuộc đại chiến công nghệ mới

"Mọi thứ ngày càng trở nên khó khăn hơn cho sự tồn tại của các nền tảng công nghệ toàn cầu", Chuyên gia Dipayan Ghosh của Havard Kennedy School ngậm ngùi nói.


Theo hãng tin CNN, các quốc gia và công ty trên thế giới đang bị cuốn vào cuộc chiến công nghệ trong tương lai giữa 2 nước Mỹ-Trung, qua đó buộc họ phải lựa chọn quan điểm, khiến gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như đẩy nhiều công ty ra khỏi các thị trường tiềm năng.



Ví dụ điển hình là Tiktok, một ứng dụng phổ biến được hàng trăm triệu người dùng yêu thích, nhất là ở Ấn Độ và Mỹ hiện đang trở thành nạn nhân của cuộc chiến công nghệ. Ứng dụng này có chủ sở hữu là công ty Trung Quốc nhưng CEO lại là người Mỹ.

Tháng 6/2020, ứng dụng này bị cấm ở Ấn Độ do căng thẳng Trung-Ấn tại biên giới. Thế rồi gần đây, chính phủ Mỹ cũng tuyên bố sẽ xem xét cấm Tiktok bởi chúng có khả năng đe dọa đến an ninh quốc gia. Mới đây, công ty cũng tuyên bố sẽ xem xét rời trụ sở khỏi Hong Kong do lo ngại về những bất ổn địa chính trị tại đây.



"Mọi thứ ngày càng trở nên khó khăn hơn cho sự tồn tại của các nền tảng công nghệ toàn cầu", Chuyên gia Dipayan Ghosh của Havard Kennedy School ngậm ngùi nói.

Trong số những xung đột về địa chính trị, cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung được coi là tâm điểm khiến hàng loạt công ty đa quốc gia phải lao đao. Hai cường quốc trên thế giới đang cạnh tranh nhau về trí thông minh nhân tạo, mạng 5G cùng nhiều kỹ thuật khác và hệ quả là hàng loạt những đòn trừng phạt hướng đến các công ty công nghệ của nhau.https://dautusieuloinhuan29.com/200-trieu-dau-tu-gi/

Mặc dù mối liên kết kinh tế Mỹ-Trung đã kéo dài nhiều năm nhưng những căng thẳng gần đây về đã buộc chính phủ 2 nước cũng như nhiều doanh nghiệp phải xem xét lại mối hợp tác làm ăn này.

Không những vậy, hàng loạt quốc gia và công ty bị buộc lựa chọn phe nếu không muốn chịu ảnh hưởng lây từ cuộc xung đột này. Bằng chứng rõ nhất là việc Anh phải xem xét lại quyết định cho hãng Huawei của Trung Quốc góp phần xây dựng hệ thống 5G tại đây. Động thái trên diễn ra sau khi phía Mỹ liên tục nhắm các đòn trừng phạt vào Huawei, qua đó cấm hàng loạt hãng cung cấp chip điện tử cho công ty này với cáo buộc chính quyền Bắc Kinh đứng đằng sau những hoạt động của doanh nghiệp.

Đối thủ

Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã có quan điểm khác nhau về công nghệ. Trong khi IBM và Microsoft đi đầu về cách mạng công nghệ Mỹ thập niên 1980 thì Trung Quốc lại xây dựng thành công hệ thống tường lửa, qua đó kiểm soát chặt chẽ những ứng dụng, nội dung hay công ty công nghệ nào được phép hoạt động trên thị trường này.

Nhờ sự bùng nổ về kinh tế cũng như kỹ thuật sau nhiều năm sản xuất, gia công cho Mỹ, nền công nghệ Trung Quốc bắt đầu cất cánh mạnh mẽ với bản kế hoạch "Made in China 2025". Chính quyền Bắc Kinh đặt tham vọng không phải phụ thuộc vào các hãng công nghệ nước ngoài nữa khi đầu tư hàng tỷ USD cho các lĩnh vực như viễn thông không dây, siêu chip điện tử hay tự động hóa. Năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu tới 306 tỷ USD chip điện tử, chiếm 15% tổng giá trị nhập khẩu của nước này.



Đáp lại, chính phủ Mỹ cố gắng hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhà Trắng đã cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ của Mỹ, đồng thời kích động cuộc chiến thương mại khiến nền kinh tế thế giới đầy biến động kể từ năm 2018. Chính quyền Washington đã liên tục nhắm đến các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cũng như giới hạn họ tiếp cận được với nguồn vốn Mỹ bất chấp việc Trung Quốc giải thích những công nghệ mà họ có được là do chuyển giao theo hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên.

Với sự căng thằng leo thang như trên, việc hợp tác công nghệ tầm quốc tế dường như sẽ ngày càng khó khăn hơn và có khả năng biến mất.

Theo tập đoàn Eurasia Group, bức tường ngăn cách giữa 2 nền kinh tế lớn trên sẽ buộc nhiều nước hay doanh nghiệp phải lựa chọn phe nếu không muốn nhận những hậu quả trừng phạt.

"Cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện rõ họ sẵn sàng sử dụng thương mại và chuỗi cung ứng làm chiến trường để cạnh tranh lẫn nhau", báo cáo của Eurasia nhấn mạnh.

Chuyên gia Samm Sacks của Paul Tsai China Center nhận định các tập đoàn công nghệ hiện nay sẽ bị dán nhãn quốc gia và theo quan điểm nào trong cuộc chiến hiện nay thay vì được coi là một người chơi tự do trên thị trường toàn cầu như cách đây 10 năm.

Có lẽ, Huawei là doanh nghiệp hiểu rõ điều này nhất. Chính quyền Washington đã gây áp lực hơn 1 năm nay lên tập đoàn công nghệ Trung Quốc này. Tại Châu Âu, một số nước đã thỏa hiệp với Mỹ. Ví dụ như Anh đã nêu ở trên hay Italy loại bỏ Huawei khỏi dự án đấu thầu cung cấp thiết bị 5G.

Trong khi đó tại các điểm nóng khác trên thế giới, nhiều hãng công nghệ Trung Quốc cũng không dễ dàng. Tại Ấn Độ, việc Tiktok bị cấm đã khiến ứng dụng nội địa của nước này là Chingari nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.


Rút lui hoặc tái cơ cấu

Theo Giáo sư Michael Witt của INSEAD, các tập đoàn công nghệ hiện nay sẽ buộc phải từ bỏ nhiều thị trường hoặc chấp nhận tái cơ cấu đến một mức độ phù hợp tiêu chuẩn cho cả 2 bên.

Ví dụ trong khi Huawei chấp nhận mất một số thị trường để giữ quan điểm thì Tiktok lại đang cố gắng tái cơ cấu nhằm giữ thị phần. Dù được sở hữu bởi hãng ByteDance có trụ sở ở Bắc Kinh nhưng Tiktok đang cố gắng tách rời khỏi công ty mẹ nhằm tránh bị lây lan trong cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung.

Vào tháng 5/2020, Tiktok thuê cựu CEO của Disney là ông Kevin Mayer về làm giám đốc điều hành, đồng thời liên tục nhấn mạnh rằng trung tâm dữ liệu của hãng nằm ngoài biên giới Trung Quốc.

Thậm chí tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết ByteDance đang có kế hoạch chuyển trụ sở ra nước ngoài nhằm tránh phải chịu các chế tài từ cuộc xung đột. Phát ngôn viên của Tiktok thừa nhận với hãng tin CNN rằng công ty họ đang xem xét tái cấu trúc lại.

"Việc liên quan quá nhiều đến chính phủ Trung Quốc đã khiến Huawei bị loại khỏi nhiều thị trường. Tôi cho rằng Tiktok nhận thức được vấn đề và không muốn đi theo vết xe đổ", Giáo sư Witt nhận định.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

tháng 7 25, 2020

Kiểm toán Nhà nước đề nghị điều tra kho nhôm trốn thuế của tỉ phú Trung Quốc

TTO - Đề nghị điều tra hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập cá nhân của ông Nguyễn Tài, giám đốc Công ty dịch vụ kho vận PTL, hành vi có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế của tỉ phú Jacky Cheung, Công ty nhôm Toàn Cầu.

Kho nhôm của Công ty nhôm Toàn Cầu tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 - Ảnh: L.B.

Kiểm toán Nhà nước vừa có văn bản số 794 đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03), Bộ Công an điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi có dấu hiệu trốn thuế thu nhập cá nhân của ông Nguyễn Tài, giám đốc Công ty dịch vụ kho vận PTL và hành vi có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài của Công ty nhôm Toàn Cầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lòng vòng mua bán cổ phần

Hai doanh nghiệp này có các dấu hiệu cho thấy cùng thực hiện hành vi chuyển giá, trốn thuế trong quá trình mua bán cổ phần tại Công ty dịch vụ kho vận PTL và thuê kho bãi chứa nhôm nguyên liệu tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Những dấu hiệu vi phạm này được Kiểm toán Nhà nước phát hiện qua kiểm toán công tác quản lý thu ngân sách nhà nước tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 3 đến tháng 6-2020.

Công ty dịch vụ kho vận PTL có hai thành viên, đăng ký lần đầu ngày 16-9-2015, vốn điều lệ là 150 tỉ đồng. Hai cổ đông góp vốn là tỉ phú Trung Quốc Jacky Cheung và ông Nguyễn Tài. Để kinh doanh dịch vụ kho vận, Công ty dịch vụ kho vận PTL đã thuê 553.907m2 đất (khoảng 55,3ha) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

Tháng 12-2015, Công ty dịch vụ kho vận PTL thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1, vốn điều lệ của công ty giữ nguyên 150 tỉ đồng, thay đổi cổ đông góp vốn là Công ty Praise Trend, ông Nguyễn Tài.


Đến ngày 16-1-2017, ông Nguyễn Tài và đại diện Công ty Praise Trend ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, theo đó ông Nguyễn Tài chuyển nhượng 15% vốn điều lệ trong Công ty dịch vụ kho vận PTL cho Công ty Praise Trend. Công ty Praise Trend tăng tỉ lệ vốn góp lên 95%, ông Nguyễn Tài chỉ nắm 5% vốn góp tại Công ty dịch vụ kho vận PTL.

Theo xác minh của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến thời điểm chuyển nhượng vốn, vốn góp thực tế của Công ty Praise Trend vào Công ty dịch vụ kho vận PTL là 0 đồng.

Vì vậy, cơ quan kiểm toán cho rằng xét theo thực tế tình hình góp vốn, ông Nguyễn Tài góp 100% vốn tại Công ty dịch vụ kho vận PTL số tiền 22,5 tỉ đồng, tương đương 75% giá trị góp vốn thực tế tại công ty.

Ông Nguyễn Tài kê khai giá trị chuyển nhượng vốn góp là 22,5 tỉ đồng, số thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động chuyển nhượng vốn phải nộp là 0 đồng.

Nhưng đoàn kiểm tra Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định giá trị chuyển nhượng vốn tại Công ty dịch vụ kho vận PTL là 24,5 tỉ đồng, ông Nguyễn Tài phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 400 triệu đồng.

Kho nhôm có giá trị lên tới hàng tỉ USD thuộc sở hữu của một tỉ phú Trung Quốc - Ảnh: L.B.

Dấu hiệu trốn thuế

Trong quá trình kiểm toán thu ngân sách năm 2019 tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường về doanh thu và lợi nhuận của Công ty dịch vụ kho vận PTL trước thời điểm chuyển nhượng vốn.

Năm 2015, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty dịch vụ kho vận PTL hơn 48,9 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 44,3 tỉ đồng. Tiếp đó, năm 2016 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên 662,1 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 483,3 tỉ đồng.

Kiểm toán Nhà nước khẳng định trước thời điểm ông Nguyễn Tài chuyển nhượng cổ phần cho Công ty Praise Trend, ngoài phần vốn góp 30 tỉ của ông Nguyễn Tài, Công ty dịch vụ kho vận PTL còn có khoản lợi nhuận khoảng 527 tỉ đồng.

Điều bất thường là dù chỉ mua 75% số vốn góp nhưng Công ty Praise Trend lại được công nhận sở hữu 95% vốn tại Công ty dịch vụ kho vận PTL.

Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng vốn 4 ngày, ông Nguyễn Tài và Công ty Praise Trend lại ký tiếp phụ lục hợp đồng phân chia lợi nhuận Công ty dịch vụ kho vận PTL trong 2 năm 2015-2016.

Ông Nguyễn Tài hưởng 5% lợi nhuận, Công ty Praise Trend hưởng 95% lợi nhuận. Theo đó, Công ty Praise Trend nhận khoản lợi nhuận 337,6 tỉ đồng và chuyển ra nước ngoài.

Hoạt động chuyển nhượng vốn của ông Nguyễn Tài có dấu hiệu trốn thuế thu nhập cá nhân. Ông Nguyễn Tài đã chuyển nhượng vốn của Công ty dịch vụ kho vận PTL thấp hơn giá trị thực tế rất nhiều lần, Kiểm toán Nhà nước nhận định.

Vốn chủ sở hữu của Công ty dịch vụ kho vận PTL theo xác định của Kiểm toán Nhà nước tại thời điểm chuyển nhượng là khoảng 561,2 tỉ đồng.

Theo quy định của pháp luật về thuế, Kiểm toán Nhà nước đã xác định lại giá trị chuyển nhượng 75% vốn góp tại Công ty dịch vụ kho vận PTL cho Công ty Praise Trend lên tới 420,9 tỉ đồng.

Và xác định thu nhập chuyển nhượng vốn của ông Nguyễn Tài là 398,4 tỉ đồng, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp là 79,6 tỉ đồng. Đến nay, ông Nguyễn Tài đã nộp 400 triệu đồng, số thuế phải truy thu khoảng 79,2 tỉ đồng.

Kiểm toán Nhà nước kết luận hợp đồng chuyển nhượng vốn giữa ông Nguyễn Tài và Công ty Praise Trend có giá chuyển nhượng không phù hợp với giá trị thực tế vốn chuyển nhượng, gây thiệt hại về thuế cho ngân sách nhà nước.

Phía trong kho nhôm 4,3 tỉ USD của tỉ phú Trung Quốc - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Và chuyển giá

Cũng theo cơ quan kiểm toán, hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa ông Nguyễn Tài và Công ty Praise Trend tại Công ty dịch vụ kho vận PTL nhằm che giấu hoạt động chuyển giá của Công ty nhôm Toàn Cầu, nhằm mục đích trốn thuế và chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài.

Công ty nhôm Toàn Cầu được xác định là chủ của kho nhôm 4,3 tỉ USD tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

Kiểm toán Nhà nước cũng khẳng định hoạt động kinh doanh duy nhất của Công ty dịch vụ kho vận PTL là cho Công ty nhôm Toàn Cầu thuê kho bãi chứa nhôm nguyên liệu. Doanh thu kho bãi 5 năm (2015-2019) đạt khoảng 3.404,4 tỉ đồng.https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/

Đây cũng là nguồn thu bất thường, khi Công ty dịch vụ kho vận PTL cho Công ty nhôm Toàn Cầu thuê kho bãi với giá cao hơn gấp 7 lần so với giá thuê của các đơn vị khác tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

Giá thuê kho bãi của Công ty nhôm Toàn Cầu trong nhiều năm qua là 7,2 USD/m2/tháng, trong khi giá thuê của Công ty CP Thành Chí chỉ khoảng 1 USD/m2/tháng.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng thông qua việc nâng giá thuê kho bãi bất hợp lý, Công ty nhôm Toàn Cầu đã chuyển giá sang Công ty dịch vụ kho vận PTL số tiền ít nhất khoảng 2.680 tỉ đồng, tương đương 78,72% tổng số tiền thuê kho bãi giai đoạn 2015-2019.

Số tiền chuyển giá này sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty nhôm Toàn Cầu, hoặc làm tăng số chuyển lỗ để bù đắp thu nhập chịu thuế các năm sau. Hành vi của Công ty nhôm Toàn Cầu đã vi phạm quy định của Luật quản lý thuế và vi phạm Bộ luật hình sự.

Qua nắm bắt thông tin, Kiểm toán Nhà nước được biết ông Jacky Cheung - đại diện vốn của Công ty Praise Trend - cũng chính là giám đốc Công ty nhôm Toàn Cầu.

Như vậy, hành vi chuyển giá của Công ty nhôm Toàn Cầu sang Công ty dịch vụ kho vận PTL và việc Công ty Praise Trend nhận chuyển nhượng 75% vốn góp từ ông Nguyễn Tài để được chia 337,7 tỉ đồng lợi nhuận, sau đó chuyển ra nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mục đích cuối cùng là chuyển tiền bất hợp pháp từ Công ty nhôm Toàn Cầu ra nước ngoài, Kiểm toán Nhà nước khẳng định.

Từ các dấu hiệu vi phạm nêu trên, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an điều tra, làm rõ, xử lý theo quy định pháp luật đối với các hành vi trốn thuế, chuyển giá của các bên liên quan.

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

tháng 7 24, 2020

Cận cảnh cáp Lightning bọc dù được Apple bán kèm iPhone 12

iPhone 12 sẽ được bán kèm với cáp sạc Lightning bọc dù cao cấp hơn, nhưng bị cắt giảm tai nghe và củ sạc để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Mặc dù không được tặng kèm củ sạc và tai nghe, tuy nhiên, dòng iPhone 12 sắp tới của Apple được cho là sẽ bán kèm với một mẫu cáp sạc USB-C to Lightning hoàn toàn mới, có vỏ ngoài được bọc bằng vải dù, thay vì chỉ là lớp vỏ cao su như hiện nay.

Mới đây, chuyên gia rò rỉ L0vetodream vừa bất ngờ chia sẻ loạt ảnh thực tế của sợi cáp USB-C to Lightning nói trên. Ngoài việc khẳng định tin đồn này là đúng, rò rỉ mới nhất cũng xác nhận rằng cáp Lightning tặng kèm iPhone 12 sẽ có hai tùy chọn màu sắc là Đen và Trắng.

Cận cảnh cáp Lightning bọc dù 





Tính đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn chưa bán ra bất kỳ mẫu cáp bọc dù nào cho iPhone và iPad. Trong khi đó, công ty đã bắt đầu bán ra cáp Thunderbolt Pro bọc dù từ tháng 6, cũng như bán kèm cáp Lightning bọc dù màu đen với Mac Pro và cáp nguồn bọc dù cho loa thông minh HomePod.

Cáp sạc Lightning bọc dù mới được cho là sẽ bền hơn so với cáp sạc hiện nay của Apple, vốn chỉ có vỏ ngoài bằng cao su. Mặc dù vậy, ngoại trừ phần dây được bọc dù, jack kết nối USB-C và Lightning ở hai đầu của sợi cáp này vẫn có thiết kế tương tự như sợi cáp cao su hiện tại.







Năm ngoái, Apple đã tặng kèm cáp sạc USB-C to Lightning và củ sạc nhanh 18W cho bộ đôi iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max. Tuy nhiên, iPhone 11 với giá rẻ hơn lại chỉ đi kèm với cáp sạc USB-A to Lightning tiêu chuẩn và củ sạc thường 5W.

Do đó, nhiều khả năng cáp sạc USB-C to Lightning bọc dù có thể sẽ chỉ được "tặng riêng" cho các mẫu iPhone 12 cao cấp hơn. Ngoài ra, đây cũng là phụ kiện duy nhất được bán kèm với iPhone 2020. Nhiều tin đồn cho rằng các mẫu iPhone 12 sắp tới sẽ không đi kèm với củ sạc và tai nghe bên trong hộp đựng, giúp Apple cắt giảm chi phí sản xuất và bao bì sản phẩm.






Thay vào đó, Apple có thể sẽ bán lẻ củ sạc nhanh 20W mới, trong trường hợp bạn muốn mua thêm. Về cơ bản, điều này sẽ giúp người dùng có thể sử dụng củ sạc có sẵn để sạc nhanh mà không mất thêm chi phí khi mua iPhone mới, hoặc lựa chọn củ sạc từ các nhà sản xuất bên thứ 3 mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào Apple.
Xem thêm: https://dautusieuloinhuan29.com/400-trieu-dau-tu-gi/

Táo Khuyết dự kiến sẽ ra mắt 4 mẫu iPhone mới vào mùa thu năm nay, bao gồm iPhone 12 với màn hình 5.4 inch, iPhone 12 Max và iPhone 12 Pro với màn hình 6.1 inch, cũng như iPhone 12 Pro Max với màn hình 6.7 inch.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

tháng 7 19, 2020

Android sắp có tính năng giống AirDrop trên iPhone

Theo Gsmarena, Google đang trong bước cuối cùng để đưa tính năng giống AirDrop của iOS lên hệ điều hành Android. https://dautusieuloinhuan29.com/100-trieu-dau-tu-gi/


Theo nguồn tin không chính thức của Gsmarena, từ tháng 8, tất cả điện thoại sử dụng Android 6 trở lên sẽ được nâng cấp tính năng chia sẻ tệp tin Nearby Sharing qua một bản nâng cấp nhỏ từ Google Play.


Theo một số nguồn tin khác, tính năng Nearby Sharing cũng sẽ tương thích với một số nền tảng khác như Windows, ChromeOS, macOS và Linux. Hiện phiên bản đầu tiên của tính năng này đã xuất hiện trên một số máy Linux.



Chỉ cần một lần chạm, người dùng Android có thể chia sẻ tệp tin tốc độ cao với Nearby Sharing.


Nearby Sharing là tính năng cho phép chia sẻ tập tin liền mạch tương tự AirDrop mà Apple đã sử dụng trong nhiều năm qua. Tính năng này có thể liên kết danh bạ điện thoại của người dùng, cho phép phát hiện những thuê bao ở gần thiết bị.

Khi có thuê bao đã lưu trong danh bạ ở đủ gần, việc gửi và nhận tập tin được thực hiện chỉ với một lần chạm. Theo Gsmarena, Nearby Sharing sẽ sử dụng kết hợp Wifi Direct và Bluetooth để truyền tải tệp với băng thông cao hơn, đẩy nhanh tốc độ truyền.

Trước Google, một số nhà sản xuất smartphone như Huawei hay Honor từng trang bị tính năng tương tự cho các model của họ.Tuy vậy, việc giới hạn thiết bị cùng thương hiệu khiến Huawei Share không được sử dụng rộng rãi. Việc hỗ trợ đa nền tảng có thể là lợi thế lớn nhất giúp Nearby Sharing vượt mặt Huawei Share và AirDrop.